Đô thị "chồng lấn", đường Lê Văn Lương kéo dài thành nỗi khiếp sợ tắc, ngập

02/11/2016 - 1435 lượt xem

         Mâu thuẫn ngày một lớn giữa cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa hoàn chỉnh và quy hoạch dân cư, phương tiện đã và đang đặt ra bài toán giao thông của Hà Nội.

Hiện, đường Lê Văn Lương kéo dài được đánh giá là tuyến đường hay tắc nhất trong 4 tuyến đường xuyên tâm, huyết mạch cửa ngõ Tây Nam về Hà Nội gồm Nguyễn Trãi - Trần Phú; Lê Văn Lương kéo dài, Đại lộ Thăng Long và Quốc lộ 32 - Nhổn.

           Theo phản ánh của nhiều tài xế, cứ giờ cao điểm sáng và chiều tối, điểm nút giao thông đường Khuất Duy Tiến với ngã tư Lê Văn Lương kéo dài luôn xảy ra tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn. Nguyên nhân là do con đường nhỏ, ngã tư chật hẹp mà phương tiện từ các đô thị vùng ven di chuyển về nội đô quá đông đúc.

 

Có thể nói, để phát sinh vấn nạn ùn tắc của Lê Văn Lương kéo dài chính là do thiết kế giao thông, cơ sở vật chất tại đây không đồng bộ cộng với lượng phân bố dân cư và độ nén của các khu đô thị. Dân cư, lượt phương tiện xe máy, ô tô quá đông, trong khi đường Lê Văn Lương đã trở nên chật hẹp, quá tải.

Ngã tư nhỏ, tuyến đường lớn nhỏ đan xen với tuyến đường lớn ngày càng trở nên chật hẹp, xung đột giao thông các tuyến, làn lớn, trong khi đó các chuỗi đô thị, dự án chung cư mọc lên hai bên đường ngày một nhiều đồng nghĩa số dân tăng, lượt phương tiện đông. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bức tử tuyến đường huyết mạch có tổng chiều dài 2,7km, thiết kế theo tiêu chuẩn 40 m, 6 làn xe, tốc độ thiết kế 60 km/h này.

Theo thống kê, hai bên đường Lê Văn Lương kéo dài hiện có khoảng gần 30 khu đô thị, khu chung cư, dự án riêng lẻ. Trong đó, nhiều khu đô thị có quy mô từ 2 - 3 vạn dân như Khu đô thị Trung Văn; Khu đô thị La Khê - Văn Khê, Khu đô thị Dương Nội;...

Theo kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội KTS Việt Nam, cách quy hoạch thiếu chiến lược tạo một số tuyến đường xuyên tâm tại Hà Nội hiện nay đã tạo ra giao thông kiểu “con lắc”. Mặc dù ở những con đường này, có nhiều khu đô thị thiết kế kiểu vệ tinh, nhưng hệ thống trường học, bệnh viện chưa thực sự hoàn chỉnh. Điều này chỉ giải quyết được vấn đề chỗ ở nhưng sáng sáng lại dồn tập trung trên một số con đường xuyên tâm vào nội đô để học hành, mưu sinh, khám chữa bệnh… nên ùn tắc tất yếu xảy ra. Trong cuộc chạy đua giữa nhà và đường thì đường đã “thua đứt"

Việc có thêm nhiều khu đô thị, dự án chung cư đang "nén" thêm số dân lớn, gây áp lực cho cơ sở vật chất tại đây, trong đó đặc biệt là vấn đề tắc nghẽn giao thông, quá tải hạ tầng và ngập lụt ngày mưa lũ. Tại khu đô thị Dương Nội, mặc dù được xem là khu đô thị kiểu mẫu, “đại đô thị” với hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng, từ khi hoàn thành đến nay, do hạ tầng thoát nước kém, đã có 3 lần "đại đô thị" này bị ngập lụt nghiêm trọng nhiều ngày liền.

 

 

(st)

Tin tức khác